Thứ tư, ngày 13 tháng 11 năm 2024
Cập nhật lúc: 22/01/2024

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM NHÂN DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN GIÁP THÌN VÀ XUÂN LỄ HỘI NĂM 2024

Công tác đảm bảo vệ sinh An toàn thực phẩm là một trong những hoạt động quan trọng hàng ngày trong cuộc sống của người dân. Do đó việc tuyên truyền vệ sinh ATTP là một trong những nhiệm vụ cần thiết và vô cùng quan trọng, đặc biệt là vào dịp Tết Nguyên đán đang đến gần.

Chỉ còn khoảng 20 ngày nữa là đến tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. Đây là dịp, thị trường tết sôi động và tấp nập nhất trong năm, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm như bánh, kẹo, mứt tết, các loại rượu bia và rất nhiều loại thực phẩm tươi sống như thịt, giò chả, rau, củ quả…. Hàng hóa nhiều, khó kiểm soát về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng của sản phẩm, không ít hàng hóa kém chất lượng, thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ ngập tràn trên thị trường; gây mối nguy cơ lớn đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Để tăng cường công tác quản lý Nhà nước và đảm bảo công tác vệ sinh ATTP dịp Tết Nguyên đán và Mùa Lễ hội xuân, bảo vệ tốt nhất sức khỏe của người dân, BBT trang TTĐT xã xây dựng nội dung tuyên truyền với các nội dung cụ thể như sau:

thong-diep-thang-hanh-dong-vi-an-toan-thuc-pham-2019
Để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm, người dân nên chú ý 10 nguyên tắc vàng trong sử dụng thực phẩm, gồm:
1. Chọn thực phẩm an toàn. Chọn thực phẩm tươi. Rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Thực phẩm đông lạnh để tan đá, rồi làm đông đá lại là kém an toàn.
2. Nấu chín kỹ thức ăn. Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn là bảo đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt tới trên 70°C.
3. Ăn ngay sau khi nấu. Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong vì thức ăn càng để lâu thì càng nguy hiểm.
4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín. Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.
5. Nấu lại thức ăn thật kỹ. Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng và nhất thiết phải được đun kỹ lại.
6. Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống với bề mặt bẩn. Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng chung dao, thớt để chế biến thực phẩm sống và chín).
7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác. Nếu bạn bị nhiễm trùng ở bàn tay, hãy băng kỹ và kín vết thương nhiễm trùng đó trước khi chế biến thức ăn.
8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn. Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.
9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Che, đậy, giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn... là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.
10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn. Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi trước khi dùng nước làm đá uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.

Ngoài ra, hãy là những người tiêu dùng thông thái, luôn cảnh giác và tuân thủ nguyên tắc “Nói không với thực phẩm trôi nổi trên thị trường, tránh mua những sản phẩm không ghi rõ tên, nguồn gốc xuất xứ, địa chỉ của nhà sản xuất và không ghi hạn sử dụng”. Thực hiện tốt nguyên tắc mua sắm thông minh, ăn uống hợp lý không nên có thói quen mua và tích trữ quá nhiều thực phẩm trong ngày tết tránh đồ ăn dễ bị hỏng lại mất ngon và lãng phí. Chỉ nên chuẩn bị thực phẩm cho 2 đến 3 ngày tết và cần có chế độ ăn hợp lý cho những thành viên, theo độ tuổi trong gia đình.
Mỗi người, mỗi nhà cũng tự ý thức, nêu cao trách nhiệm đảm bảo vệ sinh ATTP, vì sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng; cùng đón chào năm mới Giáp Thìn an toàn, lành mạnh.

In Gửi Email
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

Thống kê hồ sơ
ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang